Lắp Đặt Tủ Điện Công Nghiệp Tại Quảng Ninh

Quang Giang tự hào là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối trực tiếp các loại tủ điện công nghiệp theo yêu cầu của Quý khách hàng. Với khả năng đáp ứng linh hoạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chúng tôi mang đến các giải pháp tối ưu, đảm bảo phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Quy trình lắp đặt tủ điện công nghiệp thường bao gồm các bước cơ bản sau, với sự tùy chỉnh linh hoạt dựa trên yêu cầu cụ thể:

I. Tính Toán Thông Số Kỹ Thuật Khi Lựa Chọn Thiết Bị

Để thiết kế và lắp đặt tủ điện công nghiệp đúng chuẩn, việc tính toán thông số kỹ thuật là bước quan trọng. Nếu tủ điện là loại phân phối hạ thế, bạn cần chú ý đến:

1. Xác định phụ tải và số nhánh phân phối:

  • Tính toán tổng số thiết bị và công suất phụ tải mà tủ điện sẽ cung cấp.
  • Xác định số lượng nhánh cần phân phối điện để đảm bảo cấp nguồn đầy đủ và hợp lý.

2. Chọn thiết bị phù hợp:

  • Aptomat (CB): Lựa chọn công suất và dòng điện định mức phù hợp với từng nhánh và tổng phụ tải.
  • Dây dẫn: Dựa trên công suất và dòng điện cần tải, chọn loại dây có tiết diện phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

3. Cân đối kỹ thuật và chi phí:

  • Tránh chọn thiết bị có công suất hoặc thông số kỹ thuật quá cao so với nhu cầu thực tế, vì điều này không chỉ làm tăng chi phí mà còn gây lãng phí không cần thiết.
  • Ưu tiên chọn các thiết bị vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vừa tối ưu chi phí đầu tư.

Việc tính toán cẩn thận và hợp lý sẽ giúp đảm bảo tủ điện hoạt động hiệu quả, bền bỉ và tiết kiệm chi phí cho toàn bộ hệ thống!

Thiết kế tủ điện công nghiệp tại Quảng Ninh
Thiết kế tủ điện công nghiệp tại Quảng Ninh

II. Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động

Sơ đồ đấu nối , nguyên lý hoạt động tủ điện
Sơ đồ đấu nối , nguyên lý hoạt động tủ điện

Quá trình thiết kế đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất tủ điện công nghiệp. Thiết kế không chỉ cần đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết mà còn phải được tối ưu hóa để giảm thiểu vật tư và chi phí sản xuất. Một thiết kế tốt không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn cần tính đến khả năng mở rộng hoặc thay đổi hệ thống thiết bị trong tương lai.

Để đảm bảo chất lượng, khâu thiết kế phải được thực hiện cẩn thận và trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng. Việc bỏ qua những chi tiết nhỏ hoặc mắc sai sót trong thiết kế có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở giai đoạn sản xuất, thậm chí phải làm lại toàn bộ từ đầu, gây lãng phí thời gian và nguồn lực.

Hiện nay, các phần mềm hỗ trợ thiết kế tủ điện công nghiệp ngày càng phổ biến và mạnh mẽ. Một số công cụ thông dụng bao gồm:

  • Cad Electric: Phần mềm chuyên vẽ sơ đồ mạch điện chi tiết và đầy đủ.
  • Investor và SolidWorks: Các công cụ thiết kế 3D mạnh mẽ, giúp mô phỏng và tối ưu hóa cấu trúc tủ điện.

III. Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ

Danh Sách Các Loại Tủ Điện Công Nghiệp Được Sử Dụng Phổ Biến

Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiêt cho tủ điện công nghiệp, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC (Với những tủ điện yêu cao về chính xác, độ phức tạp và tính thẩm mỹ) hoặc có thể khoan khoét bằng tay.

Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
  • Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
  • Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.

Chú ý: Vỏ tủ điện công nghiệp có những vị trí bị khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí quạt thông gió, vị trí đấu dây vào/ ra tủ điện cần phải làm lưới che chắn hoặc chèn đất sét chuyên dụng nhằm tránh chuột và côn trùng chui vào làm hỏng thiết bị.

IV. Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ

Dịch vụ lắp đặt tủ điện công nghiệp tốt nhất Hải Phòng - Hưng Thịnh  Automation

Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.. Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:

  • Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
  • Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)
  • Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
  • Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện

V. Đấu dây dẫn điện

Đấu dây dẫn điện

  • Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
  • Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.
  • Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng xa nhau càng tốt.
  • Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
  • Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển
  • Dây điều khiên và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân  theo tiêu chuẩn sau (Như hình vẽ)

VI. Cấp nguồn, chạy không tải

Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện công nghiệp. Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

Đơn vị lắp đặt tủ điện tại Quảng Ninh

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH Quang Giang 

Địa chỉ: Tổ 2, khu 10, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Hotline: 0369.068.169

Contact Me on Zalo
Call Now Button0369.068.169